BỐ CỤC GỒM 3 PHẦN CHÍNH:
PHẦN I. NHỮNG MẠNG LƯỚI CỦA CON NGƯỜI
PHẦN II. MẠNG LƯỚI VÔ CƠ
PHẦN III. NỀN CHÍNH TRỊ MÁY TÍNH
Trong phần 1 cuốn sách, tác giả sẽ đưa ra định nghĩa về thông tin, trình bày về các hình thức tồn tại của thông tin, cách con người sử dụng thông tin, phân tích kĩ về hai mô hình thể chế sử dụng thông tin như thế nào, mô hình nền dân chủ và mô hình nền độc tài.
Chuyển sang phần 2 và phần 3, tác giả trình bày về một phương tiện thông tin mới là máy tính và những công nghệ liên quan như thuật toán mạng xã hội, camera giám sát. Nền dân chủ và nền độc tài sẽ có cách thức riêng để khai thác những phương tiện này, thậm chí dưới hình thức phát tán tin giả. Tác giả bày tỏ e ngại khi những công ty công nghệ nắm toàn quyền lưu trữ và chi phối thông tin (như về sở thích, sức khỏe…), giờ đây được xem là loại tài sản mới cực kỳ có giá trị.
Cùng với đó là sự phát triển của AI đã tiến bộ vượt xa tưởng tượng. AI có thể suy nghĩ chủ động, tự tạo ra thông tin, ý tưởng mới, tác động đến toàn xã hội. Thông qua nhiều ví dụ, tác giả muốn nói AI là thế lực vô cùng hùng mạnh mà con người chưa hiểu tường tận và cũng chưa có cơ chế kiểm soát tốt đối với chủ của AI như Google.
Ý NGHĨA BÌA SÁCH:
Tại sao lại là chim bồ câu? Chim bồ câu đại diện cho hoà bình, nhưng trong sách có những câu chuyện sử dụng bồ câu như một công cụ quân sự để đưa thư hay câu chuyện về Noah trong trận hồng thuỷ trong Kinh Thánh, bồ câu báo tin về. Và chúng ta, có lẽ, cũng đang bị nhấn chìm trong một mớ thông tin mà nó đang có nguy cơ phá huỷ thế giới. Liệu sẽ có một con chim bồ câu báo tin cho chúng ta về trận lụt này sẽ qua và chúng ta có thể ra ngoài?
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nexus – Lược Sử Của Những Mạng Lưới Thông Tin Từ Thời Đại Đồ Đá Đến Trí Tuệ Nhân Tạo (Yuval Noah Harari)”